Khảo sát lập hồ sơ công nhận di tích lịch sử - văn hoá đường đá cổ Pavie
BXĐT- UBND huyện Bát Xát đi vừa tổ chức đoàn khảo sát đường đá cổ Pavie và chuẩn bị lập hồ sơ công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Tham gia khảo sát có đồng chí Đinh Minh Hà giám đốc sở văn hoá và thể thao tỉnh Lào Cai, lãnh đạo Sở Văn hoá và TT; các phòng, ban chuyên môn thuộc. Đồng chí Bàn Thanh Thảo, Phó chủ tịch UBND huyện, cùng một số phòng ban chuyên môn của huyện Bát Xát.
Các đại biểu tham gia khảo sát
Tuyến đường đá cổ Pavie kết nối từ thôn Nhíu Cù San xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai sang thôn Sàng Ma Pho xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.

Đường được lát đá chắc chắn
Theo lời kể của nhiều vị cao niên, năm 1920 Thống đốc người Pháp Auguste Jean-Marie Pavie đã bắt đầu cho xây dựng con đường đá. Năm 1927, con đường đá Pavi được hoàn thành với tổng chiều dài khoảng 100km, vượt đèo Gió (2.091m) thuộc dãy Nhìu Cồ San, kéo dài từ huyện Bát Xát tới thành phố Lai Châu ngày nay. Việc xây dựng một con đường vắt qua dãy Nhìu Cồ San sẽ giảm được quãng đường gần 150km từ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sang huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Nhiều điểm dừng nghỉ lý tưởng
Tuy nhiên, con đường đá cổ hiện nay chỉ còn chiều dài 17km kéo từ bản Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sang bản Sàng Mà Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Dưới thời Pháp thuộc, con đường đá cổ này được ví như huyết mạch giao thông, với mục đích để thực dân Pháp vận chuyển hàng hóa, nông sản, vũ khí, quân Pháp... từ Lào Cai sang Lai Châu và ngược lại. Bởi nắm giữ vai trò quan trọng đó, con đường đã được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến, được mài nhẵn, chiều rộng nhiều đoạn lên tới 3m.
Cả trăm năm qua, theo người dân hai tỉnh, tên gọi Pavi được đặt theo tên của vị Thống đốc người Pháp kể trên. Ngay trên “Bản đồ phía Bắc và phía Tây của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ – 3/1954) con đường đá Pavi vẫn xuất hiện với tên gọi “Piste Pavie nay là QL – 12”.
Qua chuyến khảo sát các đơn vị tư vấn đã tién hành đo, khảo sát lại thực địa, qua đây giúp huyện lập hồ sơ sơ trình công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Đồng thời là cơ sở để huyện xây dựng các điểm dừng, nghỉ trên tuyến đường phục vụ đưa vào hoạt động khai thác du lịch trong thời gian tới./.