Đẩy mạnh tuyên truyền việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng trên địa bàn huyện Bát Xát
Nhằm tạo môi trường thông tin lành mạnh, hạn chế các thông tin giả, tin đồn xuất hiện trên internet; giúp việc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet và mạng xã hội đúng quy định, phục vụ hiệu quả cho công việc, cuộc sống và an toàn cho các tổ chức, cá nhân. Các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung sau:
1. Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng như: Luật Báo chí; Luật Công nghệ thông tin; Luật An ninh mạng; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và các văn bản khác có liên quan.
2. Tuyên truyền về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia môi trường mạng; hướng dẫn các kỹ năng trong khai thác, sử dụng thông tin trên Internet và mạng xã hội.
3. Tuyên truyền về các hành vi vi phạm về thông tin trên mạng và mức xử phạt hành chính để cán bộ, người dân nhận biết nhằm hạn chế việc chia sẻ, đăng tải những thông tin sai sự thật, tin giả lên mạng xã hội. Các hành vi vi phạm về thông tin trên mạng và mức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 101, Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
(Kèm theo Phụ lục số 02: Các hành vi vi phạm về thông tin trên mạng và mức xử phạt hành chính).
4. Tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong phòng, chống tin giả, thông tin sai trái, thất thiệt; Tuyên truyền về Kênh tiếp nhận phản ánh về tin giả, tin sai sự thật của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:
- Hotline 18008108;
- Website: www.tingia.gov.vn;
- Email: online.abei@mic.gov.vn.
Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (tên miền www.tingia.gov.vn) của Bộ Thông tin và Truyền thông là cổng thông tin tiếp nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đồng thời là cổng thông tin chính thức công bố tin giả bằng hình thức dán nhãn tin giả, tin sai sự thật; công bố tin xác thực.
TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN
TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006
(Luật CNTT);
- Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018 (Luật
ANM);
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011
của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến
trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước
(Nghị định số 43/2011/NĐ-CP);
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin trên mạng (Nghị định số 72/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin
trên mạng (Nghị định số 27/2018/NĐ-CP);
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày
03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện
tử (Nghị định số 15/2020/NĐ-CP).
II. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Các hành vi bị cấm
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện
các hành vi quy định tại Điều 12 Luật CNTT; Điều 8 Luật ANM; Điều 5 Nghị định
số 72/2013/NĐ-CP.
(Chi tiết có phụ biểu số 01 kèm theo).
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi
tham gia môi trường mạng
- Thực hiện theo Khoản 5 Điều 21, Khoản 4
Điều 26 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, cụ thể: Tổ chức, cá nhân phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật về các thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa,
cung cấp hoặc phát tán trên mạng.
- Thực hiện theo Khoản 8 Điều 21 Nghị định
số 72/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt độn g quản
lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà
nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân khi lưu trữ, truyền đưa trên
mạng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm mã hóa thông tin
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện theo Điều 16, Điều 17, Điều 18,
Điều 26, Điều 42 Luật An ninh mạng về phòng ngừa, xử lý hành vi phạm an ninh
mạng, cụ thể:
+ Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không
gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng;
làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
+ Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông
tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
+ Phòng, chống hành vi sử dụng không gian
mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
+ Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian
mạng cụ thể: Khoản 1 Điều 26 Luật An ninh mạng quy định: Trang thông tin điện
tử, cổng thông tin điện tử (Cổng TTĐT) hoặc chuyên trang trên mạng xã hội (MXH)
của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông
tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật An ninh
mạng (Chi tiết có phụ biểu số 02 kèm theo) và thông tin khác có nội dung xâm
phạm an ninh quốc gia.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về an
ninh mạng.
+ Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến
bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng
cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
+ Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ
quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ
quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh
mạng.
- Thực hiện theo Khoản 1 Điều 9 Luật CNTT
về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển
CNTT. Cụ thể: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng CNTT phải chịu trách
nhiệm về nội dung thông tin số của mình trên môi trường mạng.
- Không dùng địa chỉ hộp thư công vụ để
đăng ký tham gia thành viên các trang mạng xã hội, các diễn đàn, website công
cộng,…trên internet.
3. Đối với các cơ quan, tổ chức quản trị
Trang thông tin điện tử (viết tắt Trang TTĐT), trang Fanpage facebook (kênh
chia sẻ thông tin cộng đồng, kết nối người dùng facebook):
- Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2011/NĐ-CP
quy định Cổng Thông tin điện tử (viết tắt Cổng TTĐT) của các cơ quan Nhà nước
phải có những mục thông tin sau:
+ Giới thiệu chung về tổ chức bộ máy, chức
năng nhiệm vụ, tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ quan; nếu
của các địa phương thì có bản đồ địa giới hành chính đến cấp phường, xã, điều
kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng;
+ Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt
động, các vấn đề liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan.
+ Thông tin chỉ đạo, điều hành bao gồm: ý
kiến chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan đã được thống nhất và chính thức
ban hành bằng văn bản; ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu
của tổ chức, cá nhân; thông tin khen thưởng, xử phạt đối với tổ chức, doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan; lịch làm việc của
lãnh đạo cơ quan.
+ Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách;
+ Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế
hoạch phát triển (Chính sách ưu đãi, cơ hội đầu tư, các dự án mời gọi vốn đầu
tư; Quy hoạch xây dựng, đô thị; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch, kế
hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; Quy hoạch thu gom, tái
chế, xử lý chất thải; danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất
thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường; khu vực môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu
vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường).
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan;
+ Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu
thầu, mua sắm công: Danh sách các dự án (các dự án đang chuẩn bị đầu tư, các dự
án đang triển khai, các dự án đã hoàn tất); Các thông tin về dự án (tên dự án,
mục tiêu chính, lĩnh vực chuyên môn, loại dự án, thời gian thực hiện, kinh phí
dự án, loại hình tài trợ, nhà tài trợ, tình trạng dự án).
+ Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân
(Tiếp nhận phản ánh; kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính theo
quy định của pháp luật; Đăng tải danh sách văn bản quy phạm pháp luật, chủ
trương chính sách cần xin ý kiến; Cung cấp các thông tin và chức năng; toàn văn
nội dung vấn đề cần xin ý kiến; thời hạn tiếp nhận ý kiến góp ý; xem nội dung
các ý kiến góp ý; nhận ý kiến góp ý mới; địa chỉ, thư điện tử của cơ quan, đơn
vị tiếp nhận ý kiến góp ý).
+ Thông tin liên hệ của cán bộ, công chức
có thẩm quyền bao gồm họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại/fax, địa
chỉ thư điện tử chính thức.
+ Thông tin giao dịch của cổng TTĐT bao
gồm: địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức để giao dịch
với tổ chức, cá nhân.
+ Căn cứ vào tình hình và điều kiện thực
tế, cơ quan chủ quản có quyền cung cấp các mục thông tin khác phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, địa
phương sử dụng mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền, cung cấp các thông
tin đa dạng, phong phú, chính xác, kịp thời; tăng cường đưa những thông tin
tích cực trên các trang mạng xã hội để định hướng dư luận, tạo đồng thuận giữa
chính quyền và người dân.
- Chủ động rà soát toàn bộ hoạt động cung
cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức của cơ quan, đơn vị mình, không
để các đối tượng xấu lợi dụng bình luận, tuyên truyền xuyên tạc, gây dư luận
xấu. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và các cá nhân được giao
trực tiếp quản trị, điều hành Cổng TTĐT, fanpage nhằm quản lý chặt chẽ nội dung
thông tin, đảm bảo
an ninh, an toàn thông tin.
- Đề nghị các cơ quan, đơn vị gửi thông tin
về trang TTĐT của đơn vị (gồm các thông tin: tên trang TTĐT, cơ quan chủ quản,
người chịu trách nhiệm chính, các thành viên ban biên tập, địa chỉ, điện thoại,
thư điện tử,…); tên Fanpage (nếu có) về Sở Thông tin và Truyền thông để Sở tổng
hợp, công khai cho người dân biết để người dân có nguồn tiếp cận thông tin
chính thức.
III. Một số kỹ năng trong khai thác, sử
dụng thông tin trên Internet và Mạng xã hội
1. Kỹ năng thu thập, tìm kiếm thông tin
- Thông tin thu thập được cần đảm bảo yêu
cầu: Chính xác (Thông tin từ các nguồn tin chính thống; từ các nguồn tin đáng
tin cậy, đã được kiểm chứng hoặc có cơ sở để kiểm chứng); Phù hợp (phù hợp với
mục đích, nhu cầu khai thác thông tin đã được đặt ra); Kịp thời (Không phải các
thông tin cũ, lạc hậu, có thể gây sự hiểu lầm nếu sử dụng thông tin cũ không
phù hợp với thời điểm đăng tải, chia sẻ).
- Tìm kiếm thông tin trên mạng được thông
qua các công cụ tìm kiếm như: Google, Cốc Cốc, Bing;….Để nâng cao hiệu quả của
việc tìm kiếm, kết quả tìm kiếm tập trung thì cần xác định rõ từ khóa tìm kiếm,
đưa nội dung tìm kiếm vào dấu (“”), tìm kiếm theo website.
- Trên cơ sở kết quả, phạm vi tìm kiếm, so
sánh, đối chiếu thông tin, mục đích sử dụng thông tin để đánh giá, chọn lọc
thông tin phù hợp.
2. Nhận diện thông tin
Việc nhận diện thông tin trên không gian
mạng có vai trò quan trọng, để giúp người sử dụng có thể phân biệt thông tin
tốt - xấu, đúng – sai, thông tin xấu độc cũng như mục đích, tác động đến đời
sống xã hội.
Các thông tin xấu, độc là những thông tin
có nội dung vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật CNTT; Khoản 1 Điều 8
Luật An ninh mạng; Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
3. Kiểm chứng thông tin
Khi tiếp cận thông tin trên môi trường
mạng, người sử dụng cần kiểm tra, xác minh, làm rõ các thông tin sau:
- Kiểm tra nguồn tin: Nguồn tin
chính thức là những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên
các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật
về báo chí, sở hữu trí tuệ (quy định tại Khoản 18 Điều 3 Nghị định
72/2013/NĐ-CP).
- Kiểm tra tên miền truy cập: Kiểm
tra xem đó là tên miền quốc gia Việt Nam hay tên miền Quốc tế. Nếu là tên miền
quốc tế thì đã thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông hay chưa. Cụ thể:
+ Tên miền quốc gia Việt Nam: Khoản 3 Khoản
4 Điều 7 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, cụ thể: Báo điện tử,
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà
nước; Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội thuộc đối tượng cấp phép
phải sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy
chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
+ Cách tra cứu tên miền quốc tế đã thông
báo với Bộ Thông tin và Truyền thông: truy cập địa chỉ: www.thongbaotenmien.vn,
mục Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.
- Kiểm tra thông tin cơ quan chủ quản:
Kiểm tra trên giao diện trang chủ một số thông tin sau: Tên Báo/trang TTĐT; Tên
cơ quan chủ quản trang, Người chịu trách nhiệm chính; Địa chỉ liên hệ; số giấy
phép ngày cấp, cơ quan cấp (nếu có),...
- Kiểm tra nội dung thông tin:
+ Kiểm tra giữa tiêu đề và nội dung bài
viết xem có đồng nhất, tiêu đề có phù hợp với bài viết không, tránh tiêu đề và
nội dung bài khác nhau.
+ Kiểm tra thời điểm đăng phát thông tin
nhằm xác định tính chính xác của thông tin, tránh trường hợp thông tin cũ được
sử dụng lại với mục đích khác.
+ Kiểm tra bài viết có cung cấp rõ ràng nội
dung không? Tin tức giả mạo có xu hướng nội dung mang tính giật gân, mang tính
thương mại, những tin này thường không có cơ sở thực tế.
+ Kiểm tra video clip và hình ảnh trong bài
viết có chân thực (không chỉnh sửa, cắt ghép), có phù hợp với nội dung hay
không?
- Tìm hiểu về người đưa thông tin, mục
đích đưa thông tin, thái độ của người đăng: Tìm hiểu về danh tính, số điện
thoại, địa chỉ email (nếu có) để trực tiếp kiểm tra tính xác thực của thông
tin. Nếu có cơ sở người đưa thông tin mang dụng ý xấu (thông qua lịch sử đăng
tải hoặc có thêm các bình luận mang tính dẫn dắt) thì người dùng nên tránh dẫn
lại. Nếu không có căn cứ xác định
được mục đích của họ thì bản thân người
dùng cũng nên tự làm rõ mục đích của mình là gì khi đăng lại thông tin đó? Cần
phân biệt thông tin chính thống và ý kiến riêng của người viết để tránh chia sẻ
(share) nhầm, đưa ra những bình luận (comment) không chính xác.
4. Cách xử lý khi phát hiện thông tin
xấu, độc:
- Xử lý tại chỗ:
+ Khi phát hiện các Fanpage (trang yêu
thích) giả mạo hay các tài khoản Facebook đăng tải thông tin xấu: Nhấn giữ vào
thông tin, hình ảnh, “comment” (bình luận) đó, sử dụng tính năng “Gửi phản hồi
về bài viết” để cảnh báo, thông báo Facebook xóa bỏ các thông tin xấu này.
+ Khi người dùng bị tag (gắn) vào một bài
viết có nội dung, hình ảnh xấu nào đó thì vào mục Cài đặt của Facebook, chọn
Report hoặc Remove Tag (báo cáo/bỏ đánh dấu) những thông tin, hình ảnh này để
tránh thông tin bị lan truyền.
+ Chụp ảnh màn hình, lưu liên kết (lưu
chứng cứ), hoặc sử dụng các tính năng báo cáo (report) sẵn có trên trang tin để
thông báo cho quản trị trang tin những nội dung không phù hợp để kịp thời xử
lý.
- Thông báo cho cơ quan chức năng:
Thông báo cho đơn vị chủ quản Báo/Trang TTĐT; Công an tỉnh; Sở Thông tin và
Truyền thông (đường dây nóng 0889.289.289; hoặc có thể gửi đến Fanpage Thông
tin và Truyền thông Lào Cai).
IV. Khuyến cáo khi khai thác, sử dụng
thông tin trên không gian mạng
1. Về nguyên tắc sử dụng:
- Nắm rõ, hiểu biết các quy định của pháp
luật về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin điện tử. Có quan điểm, thái độ và
hành vi phù hợp với luật pháp hiện hành.
- Khi tham gia mạng xã hội cần xác định rõ
mục đích, mục tiêu sử dụng, trong đó, luôn cố gắng hướng bản thân đến những
điều tích cực trong đời sống.
- Tự chủ bản thân, giao tiếp chuẩn mực, có
trách nhiệm với lời nói và hành vi trên mạng xã hội; biết làm chủ công nghệ,
quản trị, điều chỉnh các thông tin mà mình đăng tải, chia sẻ.
- Khai thác và sử dụng thông tin trên
Internet và mạng xã hội đảm bảo tính bảo mật thông tin, sử dụng đúng mục đích,
đúng quy định, có văn hóa, có trách nhiệm, không gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực đến các cá nhân và cộng đồng xã hội.
2. Những điều nên làm:
- Theo dõi thông tin từ các nguồn tin chính
thống; Chỉ đăng, phát những thông tin rõ nguồn gốc, thông tin đã được kiểm
chứng, thông tin không vi phạm pháp luật.
- Lan tỏa những thông tin tốt đẹp, có ích
cộng đồng xã hội.
- Thể hiện sự tôn trọng cộng đồng trong
giao tiếp, ứng xử trên mạng.
- Sử dụng ngôn ngữ đảm bảo giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt. Bình luận, nêu ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có
trách nhiệm. Lựa chọn từ ngữ kỹ lưỡng trước khi đăng tải, chia sẻ, bình luận.
- Nên giới hạn lượng thông tin cá nhân sẽ
cung cấp trên mạng xã hội, hạn chế công khai các thông tin cá nhân có tính liên
kết, xâu chuỗi với nhau như: số điện thoại, địa chỉ thực tế, giấy tờ cá
nhân, thông tin riêng tư liên quan tới gia đình, công việc; tắt GPS (định vị vị
trí) nếu không cần thiết;…
- Sử dụng chính danh (tên, hình ảnh của
chính mình) khi tham gia môi trường mạng.
- Bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường
mạng, bảo mật tài khoản cá nhân bằng xác thực mật khẩu 2 lớp (mật khẩu tài
khoản nên thêm các ký tự đặc biệt như @, $,#…). Cẩn thận trong việc lựa chọn
bạn bè trên mạng, chỉ kết bạn với những người mình thực sự biết và tin tưởng.
- Chủ động nhận diện thông tin. Khi phát
hiện thông tin vi phạm trên môi trường mạng cần lưu lại chứng cứ và thông báo
cho các cơ quan chức năng.
3. Những điều không nên làm:
- Không lan truyền thông tin bịa đặt; không
chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng.
- Không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan
điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân.
- Không sử dụng thông tin cá nhân của người
khác trên môi trường mạng mà chưa được sự đồng ý của người đó.
- Khi gặp ý kiến trái chiều hoặc chưa thật
sự hiểu rõ một vấn đề nào đó, hãy lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin, kiểm
chứng thông tin, không vội vàng đăng tải, chia sẻ, bình luận.
- Không chia sẻ, không click (ấn phím
chuột) vào đường dẫn (đường link) lạ hoặc được gửi từ người lạ.
- Không tham gia là thành viên hay theo dõi
các trang mạng, các nhóm thường xuyên đăng tải những bài viết có nội dung xấu.
V. Xử lý hành vi vi phạm
Các hành vi vi phạm trên không gian mạng
tùy từng trường hợp, đối tượng và mức độ vi phạm sẽ có những mức xử phạt khác
nhau.
Các hành vi vi phạm về thông tin trên mạng
và mức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 101, Điều 102 Nghị định số
15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin
và giao dịch điện tử.
CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG VÀ MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
I
|
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
|
Hình thức xử phạt
|
Quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020
|
1
|
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
|
Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng
|
Khoản 1 Điều 101
|
2
|
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
|
Phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng
|
Khoản 2 Điều 101
|
II
|
Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
|
|
|
1
|
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên
|
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
|
Khoản 1 Điều 102
|
2
|
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không chấm dứt việc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật; Không chấm dứt việc cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết nguồn thông tin số đó là trái pháp luật; Không kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân của người khác lưu trữ trên môi trường mạng trong quá trình thu thập, xử lý, sử dụng thông tin khi có yêu cầu của chủ sở hữu thông tin đó; Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân chưa được đính chính khi có yêu cầu đính chính của chủ sở hữu thông tin đó; Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân khi đã có yêu cầu hủy bỏ của chủ sở hữu thông tin đó.
|
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
|
Khoản 2 Điều 102
|
3
|
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin; Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số; Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số; Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng; Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm; Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng; Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Giả mạo tổ chức cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào; Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng; Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.
|
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
|
Khoản 3 Điều 102
|
4
|
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không đảm bảo bí mật thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng hoặc tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
|
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
|
Khoản 4 Điều 102
|
5
|
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông; Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình hoặc giả mạo tên, địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn.
|
Phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 70.000.000 đồng
|
Khoản 5 Điều 102
|
6
|
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để tuyên truyền sai trái, không đúng sự thật về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
|
Phạt tiền từ 70.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng
|
Khoản 6 Điều 102
|
7
|
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tuyên truyền, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
|
Phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 70.000.000 đồng
|
Khoản 7 Điều 102
|
Tham khảo văn bản: Tải về