Xanh Thắm Mường Vi

Ngay từ những vụ đầu khi cây lúa Séng Cù bén rễ trên đồng đất Mường Vi, nó đã dần khẳng định tính ưu việt so với những giống lúa khác. Với đặc điểm thân cây lúa cao, chắc, khỏe, bông dài, dày hạt, chịu hạn tốt. Chính những ưu điểm đó nên người dân xã Mường Vi (Bát Xát) đã lựa chọn Séng Cù là giống lúa chủ lực để trồng cấy qua mỗi mùa vụ. 

anh tin bai

 Quang cảnh Mường Vi

 Năm 2004, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai thực hiện mô hình trình diễn 20 ha giống lúa Séng Cù. Đấy là vụ Xuân đầu tiên được trồng giống lúa mới, Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn với năng suất đạt 60 tạ/ha, cả năng suất và sản lượng đều đạt và vượt so với dự tính ban đầu, đặc biệt là chất lượng gạo rất thơm ngon. Quan trọng hơn cả là người dân rất hào hứng và thích trồng giống lúa mới này, các giống lúa cũ của địa phương đã dần được thay thế... Sau gần 20 năm trở thành cây lúa chủ lực của xã Mường Vi, cây lúa Séng Cù vẫn đứng vững và gạo Séng Cù Mường Vi trở thành thương hiệu nổi tiếng, một trong những sản phẩm OCCOP của huyện Bát Xát. 

 Thật vậy, về thăm cánh đồng lúa Mường Vi vào thời kỳ cây lúa trỗ bông, cả cánh đồng rộng hơn 200 ha nhộm màu xanh thắm, dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng lúa tại thôn Ná Ản, đồng chí Lù Văn Xuân Phó chủ tịch UBND xã Mường Vi tự hào cho hay: “ Diện tích 2 vụ lúa của xã là 387 ha trong đó 377/387 ha là lúa Séng Cù, đến giờ chỉ còn khoảng 10 ha người dân cấy giống lúa nếp địa phương trong vụ Mùa để chuẩn bị cho ngày tết cổ truyền, cấy lúa Séng Cù cho năng suất rất ổn định luôn ở mức trên 60 tạ/ ha, sản lượng trên 2.262 tấn/ năm, mang lại nguồn thu trên 31,6 tỷ đồng cho ngời dân mỗi năm. Sản phẩm gạo Séng Cù Mường Vi luôn được bán với giá cao hơn nhiều so với những loại gạo khác. Đặc biệt, cơm nấu từ gạo Séng Cù có vị ngọt nhẹ, thơm ngon, mềm dẻo, giàu giá trị dinh dưỡng nên được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Đấy là điểm mấu chốt để nông dân Mường Vi yên tâm gắn bó lâu dài với giống lúa này. 

anh tin bai

 Thăm cánh đồng lúa Séng Cù đang kỳ trỗ bông

 Nguồn thu ổn định từ việc trồng lúa Séng Cù đã giúp các hộ dân ở Mường Vi có cuộc sống ngày càng no ấm, đủ đầy. anh Hù Văn Chương ở thôn Ná Ản, xã Mường Vi chia sẻ: Từ khi gia đình chuyển sang trồng cây lúa Séng Cù cho thu nhập gấp 2 – 3 lần so với trồng các giống lúa khác, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn, mua sắm được xe máy mới, ti vi mới, xây cất lại nhà ở, công trình phụ.. mình là nông dân lại có giống lúa tốt như Séng Cù thì mình sẽ gắn bó lâu dài với nó”. 

anh tin bai

 Phục tráng giống lúa Séng Cù

Trải qua quá trình canh tác, các hộ dân đã sử dụng phân bón vô cơ nhiều năm, lượng phân bón hữu cơ ít được bổ sung không tránh khỏi việc đất sẽ bị bạc màu... dẫn đến sụt giảm về năng suất, chất lượng. Do vậy, để cây lúa Séng Cù gắn bó lâu dài với người nông dân Mường Vi, cùng với việc chuyên canh cánh đồng một giống, Huyện Bát Xát đã chỉ đạo các cơ quan chyên môn, phối hợp chặt chẽ với UBND xã Mường Vi làm tốt công tác tham mưu với các ngành chức năng triển khai thực hiện việc “Phục tráng giống lúa Séng Cù bản địa", nhằm bảo tồn nguồn gen và cải thiện độ thuần giống và áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ để cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giúp khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn; ít nhiễm sâu bệnh hại, cho cây lúa chắc, khỏe, từ đó đảm bảo năng suất, chất lượng của sản phẩm lúa, gạo Séng Cù. Qua đó giúp người dân canh tác bền vững cây lúa và hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm gạo Séng Cù hữu cơ. 

anh tin bai

 Cuộc sống yên bình

 Tạm biệt Mường Vi, chúng tôi thầm cảm ơn đôi “bàn tay” của những người nông dân cần cù, chăm chỉ đã tạo ra những bông lúa, những hạt gạo, mang theo mùi thơm dịu nhẹ của đất, vị mặn của những giọt mồ hôi và cũng đôi “bàn tay” ấy của những người nông dân đã và đang góp phần xây dựng quê hương Mường Vi ngày càng tươi đẹp. 

Phạm Thúy

 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1