Trĩu hạt trên cánh đồng lúa một giống

 

BXĐT- Để nâng cao trình độ thâm canh cây lúa nước, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo của địa phương, trong năm 2024 huyện Bát Xát triển khai thực hiện Dự án cánh đồng lúa một giống đặc sản Sén Cù với quy mô trên 165 ha tại xã Mường Vi, đã mang lại “mùa vàng” cho bà con nông dân. 
 

anh tin bai

Trên 165 ha được sản xuất đặc sản lúa Sén Cù

Dự án cánh đồng lúa một giống đặc sản Sén Cù năm 2024 của huyện Bát Xát được triển khai với quy mô diện tích là trên 165 ha tại xã Mường Vi áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ để cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giúp khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn; ít nhiễm sâu bệnh hại, cho cây lúa chắc, khỏe, từ đó đảm bảo năng suất, chất lượng của sản phẩm lúa, gạo Séng Cù. Qua đó giúp người dân canh tác bền vững cây lúa và hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm gạo Séng Cù hữu cơ. Sau khi được huyện phục tráng tuyển chọn hạt giống tốt mang lại năng xuất chất lượng gạo ngon. Tham gia Dự án, người dân được hỗ trợ giống lúa, phân bó, được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để áp dụng vào quá trình gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Dự án cánh đồng lúa một giống của xã Mường Vi áp dụng đồng loạt các biện pháp kỹ thuật trên toàn diện tích ngay từ đầu vụ nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất bình quân đạt từ 6  tấn/ha. 

 

    Ông Lê Huy Giang, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết thêm:  Từ năm 2021 huyện Bát Xát đã phục tráng giống lúa Sén cù,  đến năm 2023 phục tráng xong, năm 2024 chúng tôi phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cao sản xuất lúa giống và triển khai cho nhân dân Mường Vi sản xuất lúa một giống, huyện cũng đầu tư phân bón vi sinh ch nhân dân nên năng xuất cao hơn,  dự kiến 60 ta/ha. 
 

anh tin bai

anh tin bai

Những bông lúa trĩu hạt

Đặc biệt vụ lúa chiêm xuân năm 2024 trên địa bàn xã Mường Vi, hiện người trồng lúa còn liên kết với hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai để có đầu ra ổn định. Theo liên kết, hợp tác xã cung ứng cho bà con phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đầu tư ban đầu trên đồng ruộng cho người nông dân để nông dân có thu nhập cao hơn. “Đầu vụ, nhà nông cũng giảm được khó khăn khi không phải ứng tiền nhiều để mua giống, phân bón. Khi thu hoạch được công ty thu mua lúa giá cao tại ruộng nên phần lãi tăng cao. 
 
anh tin bai

Nông phấn khởi dân thu hoạch lúa

Nhờ có quy trình sản xuất mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng phân bón hợp lý nên cây lúa trên đồng phát triển tốt, ít sâu bệnh nên bà con nông dân rất phấn khởi. Gia đình bà  Đỗ Thị Ký thôn tham gia vào liên kết sản xuất với diện tích  8 sào lúa. Cho biết:  Việc cấy cánh đồng cùng một giống đã hạn chế thấp nhất tình trạng sâu, bệnh hại lúa, bởi bà con đồng loạt chăm sóc, phun thuốc trong thời điểm hợp lý nhất trên toàn bộ cánh đồng. Khi cả cánh đồng lúa chín, bà con lại đồng loạt thu hoạch, nên tránh được rủi ro do chuột, bọ phá hoại. Cuối vụ, năng suất lúa đạt 3 tạ lúa tươi/ sào, cao hơn nhiều so với lối canh tác trước đây.
 
anh tin bai

Đưa cơ giới vào thu hoạch

Thành công của Dự án cánh đồng lúa một giống đặc sản Sén Cù ở xã Mường Vi đã giúp người dân nâng cao trình độ thâm canh cây lúa nước, loại bỏ dần các giống lúa đã bị thoái hóa, chuyển giao những giống mới chất lượng, hiệu quả, năng suất cao để người dân tổ chức sản xuất đại trà, nhắm nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm lúa gạo hàng hóa có chất lượng, từng bước xây dựng thương hiệu gạo chất lượng của địa phương./.
Đức Tiến- Lưu Liên, Trung tâm VH,TT-TT Bát Xát

 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1